Những chỉ số Content KPIs dành cho SEOer

Nếu bạn là một SEOer chắc bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của onpage trong SEO rồi đúng không nào? Tuy nhiên chỉ onpage thôi là chưa đủ vì nó khiến cho website của bạn không có được hiệu quả cao. Vậy phải làm sao để đo lường được tính hiệu quả của nội dung mà bài viết chiếm vị trí rất quan trọng trong đó. Đào tạo marketing online xin chia sẻ với các bạn những chỉ số Content KPIs dành cho SEOer để bạn có thể tự mình đo lường được bài viết của bạn thành công đến đâu.

Đo lường độ hiệu quả cho bài viết cho các SEOer

Cụ thể, 16 chỉ số này bao gồm:

1. Pageviews

Pageviews – số lượt xem trang, chỉ số cơ bản nhất đo lường hiệu quả của content. Tất nhiên, pageviews càng nhiều thì thành công của bạn càng lớn. Tuy nhiên, cụ thể hơn, bạn có thể xác định trước số view mục tiêu và đánh giá độ hoàn thành của mục tiêu đã đạt hay chưa.

Ví dụ, trong trường hợp bạn post bài lên facebook, và bạn có 300 bạn bè chắc chắn quan tâm đến chủ đề bạn sẽ post ra. Vậy thì số views tối thiểu mà bạn cần đạt được từ facebook đó chính là 300.

Một chú ý quan trọng nhất mà bạn nên nhớ, đó là số pageview luôn kém quan trọng hơn số lượng view từ đúng tệp khách hàng.

2. Sessions

Sessions – Số Phiên truy cập. Phiên truy cập là một chỉ số có độ chính xác cao hơn pageviews. Chỉ số này cho bạn thấy được đã có bao nhiêu lượt người dùng truy cập vào website bạn.

Để theo dõi session bắt đầu từ một trang bất kỳ trên hệ thống site, bạn truy cập tài khoản Google Analyitcs, chọn mục “Hành vi” >> “Nội dung trang web” >> “Trang đích”.

3. New user

New user – Số người dùng mới. Đây là chỉ số có độ chính xác và đáng tin cậy cao hơn pageviews và session, bởi 1 người có thể có nhiều hơn 1views hay một phiên truy cập (ví dụ như họ không có thời gian đọc hết bài của bạn, nên đã lưu lại và quay lại đọc sau).

Hơn nữa, chỉ số này cũng loại bỏ được một số thủ thuật bẩn nhằm tăng views page như chèn lệnh refresh trang, hoặc chia bài viết thành nhiều trang nhỏ nhằm tăng views. Ngoài ra, chỉ số này có giá trị sử dụng cao hơn chỉ số User, bởi nó chỉ cho bạn thấy số người lần đầu truy cập trong phạm vi ngày đã chọn.

Để theo dõi chỉ số này, bạn cũng có thể truy cập mục “Trang đích” như đã nói ở mục sessions trên. Chọn phạm vi ngày phù hợp để có thể đo lường chính xác hiệu quả của bài viết.

4. Bounce Rates

Bounce Rates – Tỷ lệ bỏ trang. Tỷ lệ bỏ trang cao hoàn toàn không tốt cho SEO. Chính vì vậy, hãy tìm cách để hạ thấp chỉ số này xuống một cách tự nhiên.

Nên nhớ, không bao giờ viết một bài quá hoàn chỉnh. Hãy để một bài viết chỉ giải quyết 1 vấn đề duy nhất, và tạo thêm các bài viết khác để giúp bài viết đó trở lên hoàn chỉnh.

Tùy vào từng loại site, và quy trình hoạt động của website, mà chúng ta có được tỷ lệ bỏ trang phù hợp khác nhau cho từng trang.

Bạn sẽ thấy chỉ số này trong mục “Trang đích” đã nói trên. (Google Analytics gọi Bounce Rate là tỷ lệ thoát)

5. Average time on page

Average time on page – Thời gian truy cập trung bình trên site. Một bài viết hay, dài và chất lượng có thể giữ người đọc ở lâu trên trang.

Bạn sẽ thấy chỉ số này trong mục “Trang đích” đã nói trên.

6. Số người xem nhiều hơn 3 trang

Số lượng trang mà bạn đã dẫn dắt người đọc đi qua thành công là chỉ số đo lường hiệu quả viết content rất tốt, trừ trường hợp nội dung của bạn được tạo ra chỉ để đáp ứng với một lần xem trang duy nhất của người đọc. (Ví dụ như trang thanh toán trên site)
Bạn có thể tạo một mục tiêu loại “Số trang/số màn hình mỗi phiên” để theo dõi chỉ số này.

7. New and returning users

Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận với lượng khách hàng mới. Bạn có thể lựa chọn chỉ số này để đo lường.

8. Traffic sources

Nguồn truy cập. Bài viết của bạn đang muốn hướng đến loại truy cập nào, truy cập từ social, truy cập từ search engine hay truy cập từ những trang giới thiệu?

Đây sẽ là một chỉ số khá tốt để bạn đo lường được thành công của mình.

9. Social shares

Social shares – Số lượng share bài viết từ mạng xã hội. Bạn có thể dùng tính năng Content Explorer để kiểm tra số lượt chia sẻ từ nhiều các mạng xã hội khác nhau như Google +, Twitter, Linkin,…

10. Ai chia sẻ bài viết của bạn

Chia sẻ từ một người nổi tiếng, hoặc có uy tín luôn có giá trị cao hơn những chia sẻ của người bình thường khác.

11. Số lượng và chất lượng bình luận

Số lượng bình luận trên bài viết của bạn cũng là một thang đo tốt dành cho chất lượng bài viết. Tuy nhiên chỉ số lượng thôi chưa đủ, bạn còn phải dựa vào chất lượng của bình luận để đánh giá nội dung.

Liệu nội dung của bạn có đang nhận được những phản hồi chất lượng có tính cây dựng từ phía người dùng, hay chỉ là những bình luận xúc phạm bôi bác nhau?

12. CTR

CTR – tỷ lệ click. Cho thấy bài viết của bạn có tiếp cận đến đúng đối tượng hay không.

13. Chỉ số về ranking từ khóa

Nếu bạn viết bài viết để ranking một từ khóa nào đó, thì thứ hạng của bài viết trên SERP sẽ là một chỉ số đo lường hiệu quả thiết yếu.

14. Link building

Số lượng backlink về trang sẽ là một chỉ số đo lường hiệu quả của bài viết nếu bạn đang áp dụng chiến lược xây dựng liên kết: “liên kết tự sinh”.

15. Số lượng sale

Lượng sale là chỉ số tốt nhất để đo lường hiệu quả cho những bài viết về sản phẩm.

16. ROI

Chỉ số cuối cùng, ROI, là một chỉ số quan trọng cho các nhà quản lý chiến dịch SEO. Nếu lợi nhuận thu về của bạn từ bài viết, nhỏ hơn nhiều so với chi phí viết bài bạn đã bỏ ra, thì lúc này bạn cần xem xét lại chiến lược marketing của mình.

Tuy nhiên, ROI sẽ khó đo lường hơn nếu bài viết của bạn được dùng để gia tăng nhận diện về thương hiệu hay tăng số lượng người theo dõi – những mục tiêu đem lại giá trị trong dài hạn.

Lời kết

Như vậy là đào tạo marketing online đã chia sẽ những tiêu chí phổ biến để giúp bạn đo lường được hiệu quả nội dung của bài viết. Nếu bạn có thể hãy chia sẻ với chúng tôi những chỉ số theo cách đánh giá của riêng bạn hay chỉ số nào đối với bạn là hiệu quả nhất để có thể tìm ra được những chỉ số tốt nhất. Chúc bạn thành công!

01678190012
icons8-exercise-96 chat-active-icon