Hiện nay, ngành marketing online đang phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng vẫn có lầm tưởng về SEO thường thấy nơi các nhà marketing ngành tài chính nó riêng và các ngành nói chung trong chiến lược của mình. Cùng đào tạo marketing online tìm hiểu vấn đề này.
1. Xem SEO chỉ là thứ phụ
SEO nên được ưu tiên trong chiến lược ngay khi bắt đầu kế hoạch nếu bạn muốn có được kết quả tối ưu như ý. Một kế hoạch SEO hoàn chỉnh sẽ tác động đến thiết kế, quá trình phát triển, kiến trúc website, vấn đề copywriting, việc chọn lựa hệ thống quản lí nội dung CMS và nhiều yếu tố khác nữa. Thế nên, thiếu đi một kế hoạch SEO trước khi ra mắt website cũng đồng nghĩa với bạn đang liều lĩnh giới hạn mọi hiệu quả SEO của mình.
2. Sử dụng hệ thống quản lí nội dung CMS thiếu thân thiện với SEO
Hệ thống CMS bạn chọn sẽ đồng hành với định nghĩa cho thành công của chiến lược SEO/SEM. Đã trở thành chuẩn đối với một hệ CMS cho phép người dùng tối ưu được thẻ tiêu đề, description, thẻ alt trong hình ảnh… cũng như tính linh hoạt khi người dùng cần chỉnh sửa các đoạn mã, đường dẫn URL trong đó. Nếu hệ thống CMS không có những tính năng này thì chắc chắn chiến lược SEO sẽ không thể được tối ưu để mang lại kết quả cao nhất có thể được.
3. Sử dụng các thẻ (tag) thiếu hợp lí
Các thẻ, tag sẽ nhân đôi kết quả của bạn, vì thế phải đảm bảo các tag được đánh phù hợp với sản phẩm và dịch vụ bạn đưa ra. Điều này có nghĩa bạn cần nghiên cứu từ khóa tỉ mỉ để tìm ra những từ khóa nào đang được tìm kiếm nhiều nhất, tối ưu các trường mô tả và tiêu đề trong giới hạn kí tự cho phép và chứa được những thuật ngữ quan trọng nhất trong đây. Một sai lầm khác thường thấy là bỏ qua định vị một vị trí địa lí cụ thể khi tối ưu. Ví dụ, kết quả cho từ khóa “thế chấp nhà đất” sẽ khác hẳn với khi tìm cho “thế chấp nhà đất ở quận 3, thành phố hồ chí minh”.
4. Website thiếu đầu tư cho chiều sâu
Các bộ máy tìm kiếm khi quét qua website sẽ nhận biết website có những trang web nào và từ khóa trong đó là gì. Vì thế, theo logic, tăng số trang trên website cũng đồng nghĩa tăng được khả năng xuất hiện trên kết quả của bộ máy tìm kiếm bởi lẽ họ sẽ hiểu website của bạn là lớn và có nội dung phù hợp với từ khóa, cung cấp nhiều giá trị. Nhưng nhớ rằng trước khi thêm bất cứ trang nào vào website cần thực hiện bước nghiên cứu từ khóa để tìm hiểu khách hàng đang tìm kiếm điều gì và nội dung của bạn đã có cho những từ khóa đó chưa.
5. Không cập nhật nội dung mới cho website
Tương tự như bánh mì mới ra lò, nội dung mới hấp dẫn khách hàng hơn những nội dung đã cũ, đã lỗi thời. Bộ máy tìm kiếm biết điều này và họ thích những website được cập nhật nội dung thường xuyên hơn (xem thêm: Google’s Freshness Update). Để thêm nội dung mới vào website bạn có nhiều cách, như thêm mục blog, thêm các tin tức và sự kiện phù hợp với đối tượng mục tiêu…
6. Không có chiến lược xây dựng liên kết
Chiến thuật xây dựng liên kết giúp tăng thêm giá trị và uy tín cho website của bạn cũng như nâng cao thứ hạng cho website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Một trong những cách có được liên kết này chính nhờ nguồn nội dung hữu ích trên site sẽ thu hút người đọc và cho họ lí do để liên kết tới bạn. Ngoài ra, xây dựng liên kết còn là trên chính website của bạn. Một chiến thuật xây dựng liên kết bên trong (internal) website cũng giúp bộ máy tìm kiếm quét (crawl) qua website được dễ dàng hơn.
7. Dùng ảnh thuần để làm banner quảng cáo
Tránh dùng ảnh thuần để làm banner quảng cáo vì bộ máy tìm kiếm không thế đọc thấy được bất kì phần văn bản nào có trong ảnh. Hãy xem trong ví dụ này, bạn sẽ thấy mọi phần chữ trong banner quảng cáo được nhúng vào trong ảnh – không một phần chữ nào bạn có thể chọn, copy/paste, hoặc không có thông tin nào bộ máy tìm kiếm có thể index được. Còn trong ví dụ thứ hai đây bạn sẽ thấy cách chữ được lồng vào trên ảnh bằng cách sử dụng HTML như thế nào.
>>> Tìm hiểu thuật toán Pigeon – chim bồ câu
8. Bỏ qua social media
Các nền tảng mạng xã hội nên có mặt trong chiến lược SEM ngày nay bởi chúng góp phần mang lại thêm liên kết tới cho website. Điểm quan trọng ở đây chính nhờ việc tối ưu các đoạn mô tả, nội dung và các thuộc tính khác tùy theo mỗi mạng xã hội cung cấp và duy trì hoạt động đều đặn để được Like, retweet, +1… cứ như thế uy tín của website sẽ được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn và cho bạn thứ hạng cao hơn.
9. Tự xây dựng giải pháp cho riêng mình
Xây dựng đội ngũ làm SEO trong công ti nghe có vẻ là một ý tưởng hay lúc đầu, nhưng dần dà độ phức tạp và bản chất thay đổi liên tục của SEO sẽ khiến bạn phải nghĩ lại. Nguyên do có thể do nguồn lực của bạn còn mỏng, không đủ người và thiếu đi một chuyên gia SEO gắn bó với công việc khiến việc theo dõi những thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp trở nên khó khăn. Do đó, nếu muốn thành công hơn bạn phải nghĩ đến thuê các agency chuyên về SEO bên ngoài. Và nếu thuê bên ngoài, bạn hãy chia sẻ mục tiêu marketing của mình với những agency đáng tin cậy.
10. Xem SEO chỉ là yếu tố nhất thời
SEO không chỉ là yếu tố nhất thời nhưng là hoạt động có tính xuyên suốt. Mỗi năm, thuật toán của bộ máy tìm kiếm vẫn luôn thay đổi, do đó nếu muốn thành công, bạn cần theo kịp với những thay đổi này và điều chỉnh website cho phù hợp theo từng thời điểm. Bên cạnh đó là những thay đổi trong ngành và thay đổi từ phía các đối thủ. Liên tục theo dõi hiệu quả của website và điều chỉnh theo đó là điều bắt buộc để bạn duy trì được thế cạnh tranh cho chính mình.
11. Tạo nhiều phiên bản website cho nhiều thiết bị khác nhau
Nhiều phiên bản website cho các thiết bị khác nhau thực sự không lí tưởng như khi nghe qua do vấp phải những vấn đề như tốn công quản lí site và nội dung, trùng lặp nội dung, khách hàng bị phân tán… Responsive web design là giải pháp được khuyến nghị để có một website xem được trên mọi thiết bị khác nhau mà không lo làm mất đi ảnh hưởng và tầm quan trọng của nội dung. Xét từ quan điểm SEO mà nói, website sử dụng responsive design đưa người dùng về cùng một vị trí, một website do đó traffic cũng được tăng lên, uy tín website tăng lên và chúng sẽ có ảnh hưởng tích cực khi bộ máy tìm kiếm xếp hạng website của bạn.
12. Hiểu sai giá trị của PPC
Ngành tài chính là một ngành đặc biệt cạnh tranh về từ khóa. Đây cũng là lúc chiến dịch PPC ra tay tăng cường sức mạnh cho SEO, bởi SEO có mặt hay của nó nhưng không đảm bảo tuyệt đối được cho thứ hạng. Một chiến lược SEO vững chắc với sự trợ lực của PPC sẽ đảm bảo các định chế tài chính có được vị trí cao nhất trên SERP cho những từ khóa và thuật ngữ mang tính cạnh tranh nhất và quan trọng với mục tiêu marketing của mình.
Qua bài viết những lầm tưởng về SEO thường thấy ở các nhà marketing ngành tài chính, hy vọng các bạn đang theo đuổi ngành marketing sẽ có những cách nhìn mới về ngành marketing online.