Quảng cáo adwords cần báo cáo những số liệu nào?

Quảng cáo từ khóa trên Google Adwords có những ưu điểm to lớn mà không một phương án marketing nào khác có thể đem tới hiệu quả nhanh và cụ thể như nó. Vậy khi quảng cáo adwords cần báo cáo những số liệu nào? đào tạo marketing online sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

Người làm marketing PPC cần báo cáo những số liệu nào? Có lẽ đã đôi lần bạn tự hỏi phải đưa số liệu nào vào báo cáo. Liệu chúng đã đủ cho một bản báo cáo? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua những số liệu ấy trong bài viết sau đây.

Báo cáo Google Adwords

Số liệu, dù đó là cho chiến dịch PPC hay email, đều gắn liền với chu kì bốn giai đoạn cơ bản: thu hút (attracting), tương tác (engaging), chuyển đổi (converting) và làm mới (renewing). Tùy vào tần suất báo cáo của bạn, dưới đây là 13 số liệu gợi ý nên có, bao gồm:

Giai đoạn 1: Thu hút

– Impression

– Trong PPC, ta hiểu đó là sự lựa chọn từ khóa, target và đặt giá thầu từ khóa (bidding). Nhưng những kĩ thuật này phải được thể hiện bởi mục tiêu chính đó là chuyển tải đúng thông điệp đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm.

Giai đoạn 2: Tương tác

– Click

– CTR

Tương tác là giai đoạn khá thú vị, nó thể hiện sự sáng tạo thực sự của bạn. Một sự dịch chuyển từ não trái sang não phải để bạn viết ra những mẩu quảng cáo hấp dẫn đáng để người đọc click vào.

>>> Các dạng từ khóa trong Google Adwords

Giai đoạn 3: Chuyển đổi

– Conversion

– Chi phí

– CPC

– Tỉ lệ chuyển đổi

– Lợi nhuận từ mỗi conversion

– ROI

– Vị trí trung bình

– CPC trung bình

Chúng ta thường nghĩ ROI là sales, dĩ nhiên trừ ra những website không bán hàng online. ROI không nhất thiết phải gắn liền với từng đồng xu kiếm được từ những người click vào mẩu quảng cáo hay từ những vị khách vào tới website kia. Giá trị của ROI có thể là lượt xem trang web, thông tin khách hàng…

Một khởi đầu đúng ngay từ bây giờ là bạn hãy cài đặt những công cụ Analytics và Tracking Conversion (trong Google Analytics hoặc công cụ nào bạn muốn). Việc này sẽ giúp bạn theo kịp với những con số quan trọng như tổng lợi nhuận, tổng chi phí, và chi phí quảng cáo.

Theo dõi và phân tích những số liệu này sẽ giúp bạn:

+ Ra quyết định về giá bid thông minh hơn.

+ Tập trung vào những mẩu quảng cáo và từ khóa sinh lợi nhiều nhất.

Giai đoạn 4: Làm mới

– Khách hàng quay lại (Returning visitors)

– Lợi nhuận từ khách hàng quay lại

Khách truy cập có thể thực hiện chuyển đổi hoặc họ không làm gì cả. Trong trường hợp nào thì họ vẫn có giá trị với bạn.

Nếu họ có thực hiện hành động tạo chuyển đổi: Bạn có cơ hội lớn để xây dựng lòng trung thành với họ thông qua những khuyến mãi, quảng cáo được lặp lại nhiều lần.

Nếu họ không thực hiện hành động tạo chuyển đổi: Tiếp tục theo đuổi họ bằng chiến thuật remarketing thông minh hướng đến họ, phân tích hành trình của họ để biết vì sao chuyển đổi đã không xảy ra.

Dù vì lí do nào khiến họ không thực hiện hành động tạo ra chuyển đổi, nhưng những thông tin có được từ analytics hay chỉ đơn giản là từ khảo sát trên website đều có giá trị cho bạn.

Học hỏi và lập lại

Điều bạn cần nhớ là qui trình ở đây là những bước lặp lại. Kiến thức rút ra từ mỗi bước phải mô tả được chiến lược cho lần tiếp theo cần phải hành động thế nào. Yếu điểm phát hiện ở mỗi giai đoạn của chu trình sẽ tiết lộ cho ta những nơi nào trong hình phễu có lỗ hổng khiến bạn đánh mất khách hàng tiềm năng, và những nơi nào tiềm tàng khả năng có thể cải thiện và tối ưu hóa được.

Quan trọng hơn cả đo lường và theo dõi chính là bạn có thực sự đang hành động. Hãy đảm bảo những số liệu đó giúp bạn lên kế hoạch và hành động chứ không chỉ để báo cáo.

>>> Bảo mật tài khoản quảng cáo google adwords

01678190012
icons8-exercise-96 chat-active-icon